NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ PHÒNG CHỐNG BỆNH

SỐT XUẤT HUYẾT CHO GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG

 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, cấp tính gây dịch do vi rút  gây ra. Bệnh lây từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn ( Aedes aegypti) đốt/ cắn.

Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11. Hiện nay, mưa nhiều dịch sốt xuất huyết đang bước vào thời kỳ cao điểm, đã xảy ra dịch trên 53 tỉnh, thành phố trong cả nước, hơn 43.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 28 trường hợp tử vong.

Tỉnh Nghệ An cũng đã xảy ra dịch tại huyện Hưng Nguyên, Diễn Châu và Quỳnh Lưu.  Theo báo cáo của Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh Nghệ An tính từ đầu tháng 8 đến ngày 07/10/2014 toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 100 ca nhiễm sốt xuất huyết. Xã Hưng Lĩnh huyện Hưng Nguyên đã có 11 người mắc bệnh đã khỏi sau 14 ngày điều trị và ở xã này không ghi nhận thêm trường hợp mới nào. Trong khi đó, tại xã Hưng Long huyện Hưng Nguyên lại có thêm hai ca mắc bệnh sốt xuất huyết mới, nâng tổng số người mắc bệnh ở xã này lên 36 người.

Bệnh thường gây ra dịch lớn, làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và chữa trị, có thể gây tử vong cao, đặc biệt là trẻ em.

Bệnh làm giảm sức lao động, làm thiệt hại về kinh tế, xã hội, chi phí điều trị trung bình cho một bệnh nhân sốt xuất huyết từ 500.000đ đến 1.000.000đ.

Ai cũng có thể mắc sốt xuất huyết nhất là những người sống trong vùng có dịch.

Trẻ em từ 1- 15 tuổi dễ bị mắc, nếu mắc sẽ nặng hơn.

Bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy việc phòng bệnh là khâu vô cùng quan trọng.

Trường Thực hành Sư phạm Đại học Vinh xin cung cấp một số thông tin cần thiết đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh như sau:

I.                   Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ( muỗi vằn) có những đặc điểm:

Muỗi vằn là thủ phạm truyền vi rút gây nên bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân chó những đốm trắng.

Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đồ dung trong nhà.

Muỗi vằn hút máu vào ban ngày, mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối.

Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do chính con người làm ra ở trong và xung quanh nhà như: Bể, chum, vại/lu, khạp, giếng, phuy, các đồ vật phế thải có nước như lọ hoa, bát kê chân chạn ( bẫy kiến), lóp xe, vỏ dừa…

II.                Triều chứng nhận biết và cách xử trí:

1.      Thể bệnh nhẹ: Sốt cao đột ngột từ 390C trở lên kéo dài trong 2-7 ngày liền, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban không kèm theo ho, sổ mũi.

2.      Thể nặng hơn: Bao gồm các dấu hiệu trên, kèm theo:

+ Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen…

+ Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

   Đưa ngay người ốm đi khám bệnh.

 Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, như sau:

+ Nghỉ ngơi tại nhà.

+ Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt. Cho ăn nhẹ: Cháo, súp, sữa.

+ Hạ sốt Paracetamol, lau người bằng nước ấm khi sốt cao.

+ Không dùng hạ sốt với Aspirin để hạ sốt

Theo dõi nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn ( li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa đến đến bệnh viện ngay để được chữa trị kịp thời.

I.       Phòng bệnh sốt xuất huyết:

1.  Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy/lăng quăng:

+ Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà ( bể, giếng, chum, vại/lu) để giệt bọ gậy ( lăng quăng)

+ Thu gom, hủy đồ phế thải xung quanh nhà như: Chai, lọ vỡ, ống bơ, vỏ dừa…. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Thay nước, lau cọ chum, vại/lu… hàng tuần

+ Bỏ muối vào bát kê chân chạn ( bẫy kiến), cho cát ẩm vào lọ hoa

    2. Phòng muỗi đốt. Mọi người có thể tự bảo vệ mình, phòng muỗi đốt bằng cách:

-          Mặc quần áo dài tay.

-          Ngủ trong màn kể cả ban ngày.

-          Dùng hương muỗi, bình xịt diệt muỗi.

-          Cho bệnh nhân nằm màn, tránh muỗi đốt.

-          Dùng rèm che, mành tẩm hóa chất diệt muỗi, che cửa để hạn chế và diệt muỗi.

    3. Vận động những người xung quang thực hiện tốt vệ sinh môi trường, thôn, xóm, dân cư.

Trên đây là một số điều cần biết về dịch sốt xuất huyết. Nhà trường kính mong Quý phụ huynh cùng phối hợp chặt chẽ với Nhà trường và giáo viên làm tốt công tác phòng bệnh, để phòng tránh bệnh cho các bé và người thân cũng như  tránh để xảy ra dịch bệnh trong trường học cũng như trên địa bàn mình sinh sống !

 

Nghệ An, ngày 07/10/2015

    TM. NHÀ TRƯỜNG

     PHỤ TRÁCH Y TẾ

 

  Nguyễn Thị Thanh Ngọc