Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Với thời tiết hanh khô, nhiệt độ đang dần hạ thấp như hiện nay là môi trường thích hợp để chảy máu cam xuất hiện. Ngoài ra, chảy máu cam cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp phụ huynh, giáo viên, các em học sinh cách nhận biết chảy máu cam, xử trí và phòng bệnh hiệu quả. Trường Thực hành Sư phạm cung cấp một số thông tin cần thiết như sau:
I. Nguyên nhân chảy máu cam:
1. Chảy máu cam phát sinh từ mũi: Đây là nguyên nhân thông thường nhất:
+ Mũi khô do thời tiết là một trong những nguyên nhân làm mũi chảy máu
+ Vách ngăn lệch: Vách ngăn giữa hai bên mũi bị lệch khiến cho không khí đi vào trong mũi không cân bằng giữa hai bên dẫn đến mũi khô
+ Va đập: Do bị vấp ngã hoặc một vật nào đó va đập vào mũi làm tổn thương gây chảy máu mũi.
2. Chảy máu cam phát sinh bên ngoài mũi: Tức là những trường hợp chảy máu cam không phải do các tổn thương vùng mũi gây ra. Có thể lúc này chảy máu cam là biểu hiện của một số bệnh như: Máu khó đông, ung thư máu…
II. Cách sơ cứu khi bị chảy máu cam:
Bước 1: Hướng dẫn xử lý trẻ bị chảy máu cam bước đầu tiên các bậc phụ huynh cần lau sạch máu ở hai bên mũi. Sau đó cho trẻ hơi cúi người về phía đằng trước để có thể xác định chính xác bên chảy máu là bên nào. ( chảy máu cam một bên hay cả hai bên)
Bước 2: Để máu ngừng chảy thao tác rất đơn giản đó là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn ( trong trường hợp chảy máu cam một bên) và dùng cả hai ngón tay trỏ bịt mũi ( trong trường hợp chảy máu cam cả hai bên). Lúc này để bé thở bằng miệng và giữ tay trong vòng 5 tới 7 phút.
Bước 3: Với cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam đơn giản ở bước 2 sẽ giúp máu ngưng chảy. Sau đó, nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
III. Phòng bệnh chảy máu cam:
Bên cạnh những cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam đơn giản trên đây, các bạn cũng cần chủ động phòng ngừa hiệu quả chảy máu cam cho bé bằng các cách đơn giản như sau:
- Khô mũi do thời tiết là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chảy máu cam, do đó cần bảo vệ mũi của trẻ không bị khô. Khi đi ra ngoài nên nhớ phải đeo khẩu trang để bụi bẩn không có cơ hội bám vào và gây tổn thương ở mũi.
- Nếu trẻ có thói quen thường xuyên ngoáy mũi thì cần loại bỏ ngay thói quen này.
- Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch sẽ mũi cho bé
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.
- Ngoài ra bổ sung rau quả tươi, vitaminC cũng là cách để phòng bệnh chảy máu cam thông thường.
Trên đây là các cách phòng và sơ cứu khi chảy máu cam giúp mọi người có thể xử trí các tình huống nhanh hiệu quả nhất. Nếu thấy hiện tượng chảy máu cam diễn ra thường xuyên, lượng máu ra nhiều thì hãy đến ngay cơ sở y tế kiểm tra, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Phụ trách Y tế
Nguyễn Thị Thanh Ngọc