TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THỰC HÀNH SƯ PHẠM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vinh, ngày 15 tháng 08 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG, KỸ NĂNG SỐNG
- Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
- Căn cứ Quyết định số: 1501/QĐ-TTg ngày 28/08/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”;
- Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-THSP ngày 02/8/2017 của Hiệu trưởng Trường THSP, ĐH Vinh về việc tổ chức hoạt động Dạy và Học 12 giá trị sống cho học sinh của trường;
- Căn cứ thực tế về nhu cầu học giá trị sống, kỹ năng sống của học sinh trường THSP; căn cứ thực tế về giảng dạy giá trị sống, đào tạo kỹ năng sống của giáo viên trường THSP;
Trường Thực hành sư phạm – ĐH Vinh xây dựng kế hoạch tổ chức Chương trình Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống dành cho học sinh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Quán triệt các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế, theo tinh thần lấy đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam làm cơ sở;
- Trang bị thêm các kỹ năng mềm, những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực trong hành trình vào đời giúp học sinh phát huy hiệu quả của các kiến thức, kỹ năng sống và phát triển tiềm năng cá nhân, hòa nhập nhanh hơn với tình hình thực tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội;
- Tạo lập môi trường phát triển các kỹ năng mềm để học sinh được phát huy tối đa năng lực học tập, thấy được những giá trị sống cốt lõi, quan trọng của mỗi người để làm cho bầu không khí trong gia đình, nhà trường, xã hội thân thiện, ấm áp, hợp tác tốt và tôn trọng, yêu thương nhau hơn.
- Học sinh sau khi học 12 giá trị sống sẽ hiểu đúng hơn về cuộc sống, về người khác và bản thân mình, biết sống có trách nhiệm và nêu cao những giá trị nhân bản, tốt đẹp của con người để tự điều chỉnh nhân cách, hoàn thiện bản thân, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy kỹ năng sống ở các trường học.
2. Yêu cầu
- Sau khi kết thúc khóa học, người học là học sinh được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về giá trị sống và kỹ năng sống; biết vận dụng có hiệu quả những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
- Trong suốt quá trình tham gia khoá học, người học phải tuân thủ các quy định của lớp, tích cực tham gia các hoạt động mà người học là chủ thể sáng tạo
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Đối tượng bồi dưỡng
Là học sinh đang học THCS từ lớp 6 đến lớp 9 (độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi)
2. Dự kiến thời gian:
TT | THÁNG | NỘI DUNG CÁC GIÁ TRỊ SỐNG | ĐIỀU CHỈNH | | | | | |
1 | 9 | Hòa bình | | | | | | |
2 | 10 | Tôn trọng | | | | | | |
3 | 11 | Yêu thương | | | | | | |
4 | 12 | Khoan dung | | | | | | |
5 | 1 | Trung thực | | | | | | |
6 | 2 | Khiêm tốn - giản dị | | | | | | |
7 | 3 | Hợp tác - Hạnh phúc | | | | | | |
8 | 4 | Trách nhiệm | | | | | | |
9 | 5 | Tự do - Đoàn kết | | | | | | |
*) Lưu ý:
- Chương trình dạy các Giá trị sống sẽ thực hiện vào các tuần chẵn (2+4 trong giờ NGLL; tuần lẻ trong giờ SH lớp)
- Ngoài ra, GV và HS sẽ lồng ghép thực hiện trong các hoạt động ngoài trời như: Chào cờ, các ngày lễ lớn trong năm, các hoạt động trải nghiệm
- Kết hợp dạy Giá trị sống thông qua các Câu lạc bộ các môn học.
3. Hình thức tổ chức:
-Bài giảng điện tử | | | | | | | |
- Tổ chức trò chơi | | | | | | | |
- Đóng kịch | | | | | | | |
- Giao lưu | | | | | | | |
- Trải nghiệm thực tế | | | | | | |
- Tổ chức diễn đàn | | | | | | | |
- Hội thi, cuộc thi | | | | | | | |
- Hoạt động nhân đạo | | | | | | |
- HS liên kết rút ra các bài học của giá trị sống | | | | | | |
HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
(đã ký) (đã ký)
Phan Xuân Phồn Lê Thị Bích Thủy