Dạy chuyên đề là một trong những hoạt động chuyên môn thường niên của các tổ trong trường Phổ thông Thực hành Sư phạm Đại học Vinh. Các giờ dạy chuyên đề được tổ chức nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường; khuyến khích các giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin và stem trong giảng dạy.

Tháng 10 về với cơn gió heo may, tiết trời se lạnh của ngày đầu đông nhưng tình thần học tập, sáng tạo của thầy cô giáo và các em học sinh trường Phổ thông Thực hành Sư phạm Đại học Vinh luôn phấn khởi, say mê trong từng trang sách, qua những sản phẩm sáng tạo để phát triển tư duy và năng lực học tập.

Học sinh được sáng tạo các sản phẩm học tập đẹp mắt gắn với thực tiễn qua nôi dung bài học. (Bài đọc: Hai bàn tay em. Cô giáo Trần Thị Xô và các trò lớp 3G)

Những tiết học tháng 10 có gì thú vị? Đó là những tiết học được thầy, cô giáo mang đến một cách hào hứng, sôi nổi, phát huy được tính chủ động của học sinh và đây cũng là những tiết học để giáo viên trong nhà trường trao đổi, rút kinh nghiệm nhằm đưa ra các phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực theo hướng đổi mới trong giờ dạy. Điều làm các em học sinh thích thú và yêu mến trong các giờ dạy có lẽ là ở việc các cô giáo đã sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như vấn đáp, hoạt động nhóm, dạy học tích hợp, gắn với thực tiễn cuộc sống… Qua bài học, các em không chỉ có được kiến thức mà còn được rèn tính chủ động, khả năng giao tiếp và kĩ năng hợp tác một cách hiệu quả. Thông qua hoạt động nhóm, tổ học sinh được thảo luận, tương tác để trao đổi kiến thức. Nhờ vậy mà giờ học đã thu hút được tất cả các thành viên cùng tham gia với tinh thần chủ động trao đổi, bắt tay vào tự thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên đã đưa ra.

 

 

 

Tiết chuyên đề “Dạy học toán gắn với thực tiễn”. Bài 20. Thực hành và trải nghiệm sử dụng một số đơn vị đo đại lượng đo. ( Cô Thu Hà và các em học sinh lớp 4G

Các tiết dạy chuyên đề và dạy mẫu đã được đánh giá cao từ việc chuẩn bị kĩ và chu đáo cho từng bài giảng, từng hoạt động. Cho đến việc áp dụng đổi mới phương pháp theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông tin và stem trong tiết dạy cũng được khai thác và vận dụng hiệu quả. Học sinh hoạt động tích cực, tiết học diễn ra sôi nổi. Bên cạnh đó, các tổ chuyên môn cũng rút kinh nghiệm về một số hoạt động, các trăn trở trong giờ dạy nhằm sử dụng phương pháp dạy học hiệu quả hơn nữa. Mỗi hoạt động, nên sử dụng một phương pháp dạy học khác nhau nhằm tạo sự hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh.

 

Tiết học toán thú vị, ấn tượng khi các em thực hành làm các sản phẩm mô hình stem sinh động gắn với thực tiễn. (Cô Hoàng Thị Thanh Lan và các em học sinh lớp 4B)

Giáo viên là người định hướng, hỗ trợ học sinh giải quyết những vướng mắc trong bài học, giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn sát sao của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, sự trao đổi nhiệt tình của mọi thành viên trong tổ, đặc biệt là sự nỗ lực hết mình của giáo viên dạy chuyên đề và dạy mẫu. Hi vọng rằng, sau mỗi tiết dạy sẽ góp phần lan tỏa sự say mê sáng tạo, sự tâm huyết về nghề với bao đêm miệt mài, trăn trở để tìm ra hướng dạy mới tích cực, hiệu quả đối với mỗi giáo viên.

 

Tiết học Tiếng Việt "U -Ư", "Qu-R" của hai cô giáo Thu Hương và Thu Hiền vô cùng ấn tượng khi các em học sinh lớp 1 đã phát huy năng lực điều hành, thảo luận nhóm rất tốt.

 

Tiết thể dục: "Bài thể dục phát triển chung- Trò chơi Lò cò tiếp sức” do thấy giáo Tuấn Anh dạy đã giúp các học trò có tiết học ngoài trời thú vị khi các em được học động tác thể dục, tham gia trò chơi vui vẻ.

 

 

Tiết học Tiếng Việt “Bài đọc: Một tiết hoc vui” của cô giáo Khánh Ly đã mang đến nhiều cảm xúc và ý nghĩa đối với học sinh lớp 2G.

 


Tiết Dạy học Tập làm văn theo định hướng phát triển năng lực. Tập làm văn: Luyện tập tả cây cối (Lập dàn ý) của cô giáo Nguyễn Hương và các em học sinh lớp 4C.

   Hi vọng những tiết học sáng tạo, phát triển năng lực sẽ truyền cảm hứng yêu khoa học, "đánh thức" khả năng sáng tạo của học sinh, tạo nên những thế hệ học sinh "Phổ thông Thực hành Sư phạm Đại học Vinh" có tố chất, năng động, sáng tạo, say mê thích thú trong học tập.

Ảnh: Nhiều nguồn

Viết bài: Khánh Ly – GV Tiểu học