Thực hiện kế hoạch năm học 2018 – 2019 của phòng GD TP Vinh, các trường đã lên kế hoạch  tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng cụm trường năm học 2018 – 2019. Dưới sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo cụm 2, chiều ngày 24 tháng 10 năm 2018 cấp Tiểu học đã tổ chức đón tiếp và tiến hành dạy 2 tiết dạy chuyên đề: “  Dạy học Liên môn” và “Dạy học toán gắn với thực tiễn ’’. Ban giám hiệu và các đồng nghiệp từ các trường trong cụm sinh hoạt chuyên môn đã cùng về dự và chia sẻ.


  Cô giáo Phan Thị Hồng Mai - Cụm phó phát biểu chỉ đạo.

  Chuyên đề Dạy học liên môn  với ba môn học :Tiếng Việt – Địa lí – Mỹ thuật theo chủ đề Con người với thiên nhiên liên”  do cô giáo Nguyến Thị Thu Trang giáo viên khối 5 thể hiện.  Các em học sinh đã được hoạt động rất tích cực qua các hoạt động:  xem các hình ảnh, video, liên hệ thực tế, vận dụng sáng tạo các kiến thức. Các em được tìm hiểu bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp:  Những cây nấm rừng như những cung điện nguy nga, tráng lệ, rồi bất chợt xuất hiện muông thú đang dạo chơi trong rừng… Qua đó các em cảm nhận được sự kì diệu của khu rừng. Thông qua hoạt động thảo luận nhóm – các em đã  tìm hiểu vai trò và thực trạng của rừng qua môn địa lí. Tiết chuyên đề giúp mỗi học sinh thêm hiểu biết, trân trọng và bồi đắp thêm tình yêu đối với mái nhà xanh. Từ đó các em sẽ có những hành động thiết thực cũng như truyên tuyền cho mọi người xung quanh hưởng ứng bảo vệ rừng, bảo vệ “ lá phổi xanh” của trái đất.


Các bạn đang chăm chú nghe cô giảng bài.


Sơ đồ tư duy nhóm mình vẽ thật đẹp!

    Các em cũng vô cùng thích thú khi được làm “họa sĩ nhí”để thể hiện sự hiểu biết và tình yêu những cánh rừng xanh của mình qua môn mĩ thuật với hoạt động “ vẽ tranh”. Các nhóm đã có những ý tưởng và hoàn thành các bức tranh đẹp mắt, sống động và các em đã tự tin, mạnh dạn giới thiệu về bức tranh của nhóm mình dưới sự thán phục của các thầy, cô giáo về dự giờ.




Khu rừng của các họa sĩ nhí thật tươi vui và sống động.

    Cũng trong thời gian đó, cô giáo Trần Thị Hiền cũng thể hiện một tiết Toán theo quan điểm “Dạy học toán vận dụng vào thực tiễn” với bài: Thực hành đo độ dài (Toán lớp 3). Vận dụng những kiến thức, kĩ năng và vốn sống của mình, các học sinh đã tìm tòi, nghĩ cách để thực hiện các nhiệm vụ học tập do giáo viên  đưa ra. Từ cách đo độ dài đoạn thẳng, các em thảo luận tìm cách đo độ dài của một số đồ vật quen thuộc gần gũi như chiếc bút chì, chiều dài mép bàn học, chiều cao bình đựng nước… qua đó, các em biết sử dụng đơn vị đo và thước đo phù hợp để đo đúng và nhanh nhất.

Để giúp học sinh linh hoạt trong sử dụng dụng cụ đo, cách đo, giáo viên đã đưa ra các tình huống với độ khó nâng cao dần.

 

Thước bị gãy mất một đầu rồi, chúng mình phải đo thế nào đây?

Từ các kiến thức kĩ năng về đo độ dài các vật, học sinh tập ước lượng độ dài của hộp bút, bảng con, chiều cao lớp học…

\

Những tiết học Toán mang hơi thở cuộc sống

    Dạy học toán vận dụng vào thực tiễn rèn luyện cho học sinh ý thức, thói quen nhìn nhận các vẫn đề trong cuộc sống xung quanh qua “ lăng kính của Toán học” để thấy răng toán học rất gần gũi với cuộc sống xung quanh, rất thực tế và việc tiếp thu các kiến thức toán ở nhà trường không chỉ để thi cử mà nó còn là những công cụ đắc lực để giúp các em giải quyết các vấn đề, tình huống đơn giản trong thực tế.

    Dạy học   “Liên môn” và “Dạy học toán gắn với thực tiễn” góp phần thúc đẩy học sinh vận dụng kiến thức trong nhà trường vào giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu theo phương châm "học đi đôi với hành".

                                                                                               Bài: Trần Xô

                                                                                         Ảnh: Nhiều nguồn