Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm tìm tòi- nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên.

Bàn tay nặn bột chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, Bàn tay nặn bột luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều đến việc rèn  luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

Cấp Tiểu học trường Thực hành Sư phạm - Đại học Vinh đã tổ chức dạy học theo chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học bằng phương pháp dạy học tích cực “Bàn tay nặn bột” với sự góp mặt, chỉ đạo của PGS.TS Nguyễn Thị Hường - giảng viên Khoa Giáo Dục, Trường Đại học Vinh và Phó hiệu trưởng Trường Thực hành Sư phạm - TS. Nguyễn Thị Châu Giang.

Qua tiết dạy Tự nhiên và xã hội: Bài: Loài vật sống ở đâu? (Người dạy: Cô Đặng Thị Hòa, lớp 2C), chúng ta một lần nữa có cái nhìn sâu sắc hơn về tính hiệu quả của phương pháp này mang lại.


Học sinh có những phát hiện thú vị về các con vật


Những thắc mắc của các bạn nhỏ


Những chia sẻ thú vị của các nhóm về nơi sống của loài vật


Các em hăng say thảo luận nhóm

Giờ Tự nhiên và xã hội với phương pháp dạy học tích cực “Bàn tay nặn bột” đã mang lại sự hứng thú, tích cực hoạt động học tập ở học sinh, các em thực sự trở thành “những người đi tìm và chiếm lĩnh tri thức”.



 

Tin, bài: Thu Trang, Ảnh: Trần Hiền, Cẩm Vân


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghệ An, ngày 30 tháng 3 năm 2017

Người viết bài

Giáo viên Trường Thực hành Sư phạm

Nguyễn Thị Thu Trang

 

Học sinh có những phát hiện độc đáo về các con vật)
Học sinh có những phát hiện độc đáo về các con vật)